Nếu một hôm gia chủ không thờ Thần tài nữa thì bát hương và bàn thờ xử lý ra sao? Dưới đây là cách Xin bỏ Bàn Thờ Thần Tài đúng cách, tránh rước họa vào thân. Mời bạn cùng Đồ Thờ Huyền Đức tham khảo qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa bàn thờ Thần Tài trong văn hóa người Việt
Thần Tài là vị thần quản lý tiền bạc và tài lộc cho các gia đình. Vì vậy, Thần Tài có vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế và hoạt động thương mại.
Bàn thờ Thần Tài là một khu vực linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa, người ta tin rằng việc lập bàn thờ cúng Thần Tài sẽ mang lại sự phát đạt và giàu có cho gia đình, đặc biệt là trong công việc kinh doanh của chủ nhân.
Việc lắp đặt hoặc tháo dỡ bàn thờ Thần Tài đều có những quy tắc riêng. Gia chủ cần nắm vững những điều nên và không nên khi tháo dỡ bàn thờ Thần Tài để tránh vi phạm các quy luật phong thủy và không gây ra xui xẻo cho gia đình.
Hướng dẫn cách bỏ bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy
Cùng Đồ Thờ Huyền Đức thực hiện quy trình bỏ Bàn Thờ Thần Tài đúng phong thủy theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Lựa chọn ngày giải hóa
Trong việc giải hóa bàn thờ Thần Tài không sử dụng nữa, hãy chọn một ngày tốt trong tháng để thực hiện. Gia chủ có thể tiễn các vị thần đi một cách trang trọng và tôn kính. Đặc biệt, ngày này nên tính theo lịch âm.
Bước 2: Chuẩn bị lễ cúng Thần Tài
Trước khi thực hiện lễ cúng, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với các vị thần linh. Các vật phẩm lễ cúng bao gồm:
- Trầu cau
- Hoa tươi
- Tiền vàng
- Một đĩa gạo, một đĩa muối, một cốc nước và một chai rượu trắng
- Một mâm ngũ quả
- Đèn hoặc nến
- Một đĩa xôi và một đĩa giò
Bước 3: Tiến hành giải xá.
– Thắp hương.
– Vái 3 vái trước ban Thần tài.
– Sau đó khấn xin phép được giải xá ban thần tài cũ.
– Nếu chuyển ban thần tài về vị trí mới. Đồng thời, mời các ngài về An vị tại ban thần tài mới.
Nam mô A di đà phật! ( 3 lần, 3 vái)
+ Con kính lạy ngài Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
+ Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân.
+ Con kính lạy Ngũ phương, Ngũ thổ Long thần
+ Con kính lạy các ngài thần tài vị tiên.
+ Con kinh lạy các ngài thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Bước 4: Đọc bài văn khấn cúng lễ hóa bỏ bàn thờ Thần Tài
Hôm nay là ngày……tháng……năm……………………………………………
Tín chủ con là…………………..Cùng các con cháu trong gia đình.
Ngụ tại:…………………………………………………………………………..
Lý do……………………………….nên không thể thường xuyên hương khói phụng thờ. Vì vậy, hôm nay chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả bày lên trước án.
Trước là để tạ ơn công đức của chi vị Thần tài, Thổ địa. Sau là xin được làm lễ giải xá ban Thần tài để nơi thờ phụng được khang trang tươi đẹp hơn. Chúng con đội ơn các ngài đã che chở, hộ mệnh, phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua đến nay chúng con xin bái tạ.
Con kính mời các vị Thần lộc, Thần tài cùng các chư vị tôn thần hoan hỉ đến An vị tại ban Thần tài mới tại:……………..mong các ngài hiển linh tiếp tục phù trì cho chúng con.
(Hoặc: Con kính mời các vị Thần lộc, Thần tài cùng các chư vị tôn thần hoan hỉ về trời. Hay cư ngụ tại nơi khác nhận phù trì cho gia chủ mới).
Cúi xin Thần tài, Thổ địa cùng các chư vị Tôn thần thương xót tín chủ; giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật phù trì cho gia chủ chúng con an ninh khang khái.
Vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng. Sở nguyện tòng tâm ( Đoạn này tùy theo gia chủ muốn xin điều gì thì vái xin điều đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi đầu xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà phật! (3 lần, 3 lễ)
Bài viết trên đã chia sẻ đến gia chủ mọi vấn đề liên quan đến việc cách bỏ bàn thờ thần tài đúng chuẩn theo phong thủy. Gia chủ chỉ cần chú ý chuẩn bị và thực theo thì mọi việc sẽ thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ cho Đồ Thờ Huyền Đức. Cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm đến bài viết!